Toplist những món ăn ngon và phổ biến nhất Việt Nam

Like this post? Share it with your friends

Việt Nam là một đất nước nổi tiếng với ẩm thực đa dạng và phong phú, với nhiều món ăn ngon sống động và đầy màu sắc. Dưới đây là một số món ăn phổ biến mà bạn không thể bỏ qua khi đến Việt Nam:

1. Phở: Phở là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Việt Nam. Một tô phở gồm nước dùng ngon, phở bò hoặc phở gà thơm ngon, và các loại gia vị như hành, ngò, và bún.

2. Bánh mì: Bánh mì Việt Nam nổi tiếng với vị ngọt, mịn màng của bánh mì, kết hợp với những loại topping như thịt nướng, xíu mại, pate, và rau sống.

3. Bún chả: Một món ăn truyền thống phổ biến ở Hà Nội, Bún chả bao gồm thịt nướng và giảo chả (patties) ngon tuyệt, được phục vụ cùng với bún (bún là một loại phở mềm) và một ít rau thơm.

4. Cơm tấm: Một món ăn đường phố rất phổ biến tại Việt Nam, cơm tấm bao gồm cơm từ gạo tấm, sườn hoặc trứng ốp-la hoặc chả trứng hoặc bì và mỡ hành ăn cùng 1 ít dưa leo, cà chua hoặc muối dưa

5. Bánh cuốn: Bánh cuốn, còn gọi là bánh mướt hay bánh ướt, là một món ăn làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, cuộn tròn, bên trong có thể có nhân hành, thịt, mộc nhĩ hoặc không nhân.

6. Gỏi cuốn: Gỏi cuốn hay còn được gọi là nem cuốn, là một món ăn khá phổ biến ở Việt Nam. Gỏi cuốn có xuất xứ từ Miền nam Việt Nam với tên gọi là gỏi cuốn – bằng các nguyên liệu gồm rau xà lách, húng quế, tía tô, tôm khô, rau thơm, thịt luộc, tôm tươi.. tất cả được cuộn trong vỏ bánh tráng.

7. Bún bò: là một trong những đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc dù món bún này phổ biến trên cả ba miền ở Việt Nam và cả người Việt tại hải ngoại. Tại Thừa Thiên Huế, món này được gọi đơn giản là “bún bò” hoặc gọi cụ thể hơn là “bún bò thịt bò

8. Hủ tiếu: Hủ tiếu còn được viết là hủ tíu là món ăn dùng chế phẩm gạo dạng sợi, nguyên liệu chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu, nước dùng chính ( làm từ xương heo, rau củ) với thịt bằm nhỏ hoặc lòng heo hoặc hải sản,…..ăn cùng với một ít giá hẹ hoặc cải salad.
– Hủ tiếu thịnh hành ở Nam Bộ và có nhiều loại hủ tiếu:
+ Hủ tiếu Nam Vang: có 2 loại chính: hủ tiếu khô và hủ tiếu nước
+ Hủ tiếu sa tế: có nguồn gốc từ người Tiều[2]
+ Hủ tiếu Mỹ Tho: có thêm tôm, mực, hải sản, ốc, đặc sản của Mỹ Tho
+ Hủ tiếu Trung Hoa: có mùi xì dầu [cần dẫn nguồn]
+ Hủ tiếu Sa Đéc: Làm từ bột tươi Sa Đéc, có hương thơm đặc trưng của làng bột gạo Sa Đéc, nơi duy nhất có nguồn nước với độ pH bằng 7 nên sợi hủ tiếu dai, thơm ngon đặc trưng. Các cơ sở sản xuất nổi tiếng: Hủ tiếu Lãnh Nam Sa Đéc, Bà Năm Sa Đéc, Hòa Hưng, Bích Chi,…
+ Hủ tiếu gõ: Hủ tiếu bán dạo bình dân, gồm hủ tiếu bò viên, hủ tiếu nạc (thịt heo), giò. Tên gọi bắt nguồn từ những xe đẩy bán hủ tiếu có một bộ dụng cụ gồm hai thanh gỗ hoặc kim loại gõ vào nhau để phát ra âm thanh đặc trưng, dễ nhận biết thay cho tiếng rao.
+ Hủ tiếu mực.
Tất cả các loại hủ tiếu trên đều có thể tìm thấy ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác tại Việt Nam.

9. Bánh xèo: Bánh xèo là một loại bánh phổ biến ở châu Á có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ được rán màu vàng đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt, ăn kèm rau sống các loại và nước mắm tỏi ớt.

10. Bánh khọt miền Tây: là loại bánh đặc trưng của miền nam Việt Nam, làm từ bột gạo hoặc bột sắn, có nhân tôm, được chiên và ăn kèm với rau sống và nước mắm pha ngọt.

11. Bánh khọt Vũng Tàu:

12. Mì quảng:
là một món ăn có nguồn gốc xuất xứ và cũng là đặc sản của tỉnh Quảng Nam. Mì Quảng là một loại sợi mì, thường được làm từ bột gạo xay mịn với nước từ hạt dành dành và trứng cho có màu vàng và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 5 -10mm. Khi thực hiện món ăn, dưới lớp mì là các loại rau sống, mì Quảng phải ăn kèm với rau sống 9 vị thì mới tạo nên được hương vị nồng nàn: húng quế, xà lách tươi, cải non mới nụ, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, ngò rí, rau răm với hành hoa thái nhỏ và thêm hoa chuối cắt mỏng. Trên mì là thịt lợn, tôm, thịt gà, thịt cá lóc (đôi khi có trứng luộc) cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ… Thông thường nước dùng được gọi là nước nhân, đây cũng là một loại nước lèo nhưng rất cô đặc và ít nước. Ngoài ra mì còn được dùng kèm với bánh tráng mè, thêm cả đậu phộng rang giòn thơm tạo nên hương vị đặc trưng

13. Cao lầu: Cao lầu là một món mì ở Quảng Nam, Việt Nam. Đây được xem là món ăn đặc sản của thành phố Hội An. Món mì này có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt lợn, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mì màu vàng là do bột được hòa chung với tro từ một loại cây ở địa phương

Nguồn: Internet

 

Search

Bài viết mới

Facebook

Why apply with us

  • Multi-Language support
  • Expert consultation
  • Careful customer service
  • 24/7 support
  • Timely delivery guaranteed
  • Secure Visa Application Form